Dịch vụ chuyển phát nhanh

Cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh trong và ngoài nước - HOTLINE : 0932 706 990 - Email:info@lienanhcorp.com

Cách gửi hàng đi nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam

Cách gửi hàng đi nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam. Hiện nay nhu cầu gửi hàng trong nước và nước ngoài đều tăng cao. Các dịch vụ giao hàng nội địa thì đã có nhiều nơi uy tín, vậy còn gửi hàng đi nước ngoài thì nên gửi ở đâu để đảm bảo an toàn ?


Các cách gửi hàng đi nước ngoài

  1. Viettel Post

Có nhiều người thắc mắc rằng “Viettel Post có gửi hàng đi nước ngoài không?” – câu trả lời là CÓ. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng gửi hàng đi nước ngoài bằng Viettel Post. Có thể gửi đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Sing…
Cách gửi hàng đi nước ngoài Viettel cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần ra bưu cục và làm giấy tờ để xuất hàng đi nước ngoài. Tuy nhiên, khi gửi hàng bạn cần chuẩn bị giấy tờ, và kê khai đúng thông tin đơn hàng. Chưa kể, thời gian hàng đi chậm và cước phí khá cao so với thị trường.
Bên cạnh đó, Viettel bị giới hạn bởi nhiều mặt hàng không thể gửi đi nước ngoài. 
voh.com.vn-cach-gui-hang-di-nuoc-ngoai-0
Viettel Post có gửi hàng đi nước ngoài
  1. Bưu điện

Cũng giống với Viettel, bạn có thể gửi hàng đi nước ngoài qua bưu điện tại khu vực gần nhất. Bưu điện làm việc vào giờ hành chính và bắt buộc người gửi có mặt tại bưu cục để hoàn tất thủ tục gửi đồ đi nước ngoài. Thủ tục, giấy tờ người gửi cần điền đúng thông tin vào form có sẵn, nhưng vấn đề là ở một số đơn hàng sẽ cần thêm những giấy tờ xác thực rườm rà. Điều này khá gây khó dễ cho người dùng dịch vụ.
Hơn thế nữa, gửi đồ đi nước ngoài bằng bưu điện thông thường thời gian nhận hàng chậm, có khi 1 tháng hàng mới đến tay người nhận.
  1. Dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài

Ngoài 2 cách gửi hàng đi nước ngoài nêu trên, bạn vẫn còn một lựa chọn ưu tiên, đó chính là sử dụng dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài. Vì sao nên sử dụng dịch vụ - các công ty vận chuyển, chuyên chuyển hàng quốc tế (có thể từ Việt Nam sang nước ngoài và ngược lại)?
Bởi vì thời gian làm việc khá linh hoạt, gửi được đa dạng các loại hàng hóa, hơn thế nữa dịch vụ thường hỗ trợ khách hoàn tất các giấy tờ cần thiết để việc gửi hàng qua nước ngoài diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Các cách gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam

Ngoài gửi hàng nước ngoài, nếu bạn đang có đơn hàng từ nước ngoài và muốn chuyển về Việt Nam nhanh chóng, có thể tham khảo những cách ship hàng sau.
  1. Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều công ty chuyên gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam, đảm bảo an toàn và cước phí hợp lý. Quý Nam cũng là một trong những công ty như vậy, luôn dẫn đầu trong ngành chuyển hàng nước ngoài về Việt Nam và ngược lại.
Khi dùng dịch vụ, bạn sẽ được hỗ trợ rất nhiều vấn đề. Có thể là giấy tờ, kê khai thông tin hải quan và rất nhiều vấn đề khác, miễn sao đảm bảo đơn hàng của bạn được chuyển về nước an toàn, nhanh chóng.
Bên cạnh đó, lợi ích của việc dùng dịch vụ chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam nữa đó chính là bạn có thể mua hàng qua mạng. Nghĩa là, đơn hàng bạn order trên mạng sẽ được chuyển về kho hàng của công ty vận chuyển. Sau đó, công ty nhận dùm và ship về nước, giao tận tay cho bạn. 
Như vậy, cách này sẽ giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí chuyển hàng về Việt Nam.
  1. Dịch vụ vận chuyển khác

Ngoài dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài, Viettel và bưu điện cũng nhận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, bạn phải có người gửi hàng bên quốc gia cần gửi đi đến tận bưu cục để làm thủ tục và gửi hàng về Việt Nam. 
Bên cạnh đó, quy trình gửi hàng khá phức tạp, cước phí cao và bị giới hạn bởi hàng hóa gửi từ nước ngoài về Việt Nam.

Giá cước gửi hàng đi nước ngoài và ngược lại

Về bảng giá gửi hàng đi nước ngoài, và gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam sẽ tùy thuộc vào những yếu tố sau:
  • Cân nặng hàng hóa: thông thường, tất cả các ngành chuyển hàng quốc tế đều tính phí theo quy định “hàng càng nặng thì cách tính phí càng có lợi cho người gửi”.
  • Tính chất hàng hóa: chúng ta có thể chia hàng hóa thành nhiều dạng khác nhau như: hàng cồng kềnh/gọn nhẹ, hàng dễ vỡ, hàng nhạy cảm, hàng khó gửi… mỗi tính chất đơn hàng khác nhau thì mức phí được tính cũng khác nhau.
  • Quốc gia nhận hàng/gửi hàng: đối với các nước Châu Á thường giá cước gửi hàng đi nước ngoài hay chiều ngược lại sẽ thấp hơn so với các nước Châu Âu – Châu Mỹ. Vì đơn giản là khoảng cách địa lý của các nước Châu Á gần hơn so với Châu Âu.
voh.com.vn-cach-gui-hang-di-nuoc-ngoai-2
Hình thức gửi hàng: đường bay, đường bộ và đường biển
  • Hình thức gửi hàng: hiện nay có 3 hình thức giúp bạn gửi hàng thuận tiện, đó là: đường bay, đường bộ và vận chuyển đường biển. Thông thường đường bay chi phí cao nhất, đường biển rẻ nhất và đường bộ ở mức trung bình.

Tổng hợp

Doanh nghiệp thích nghi với thời “hậu Covid-19”

Doanh nghiệp thích nghi với thời “hậu Covid-19”. Những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 dẫn tới việc doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, thay đổi các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận có thể thổi bùng lên tình trạng thiếu nhất quán ở các nhóm cổ đông lớn trong doanh nghiệp, tạo ra các đợt sóng ngầm trong lòng doanh nghiệp trước thềm đại hội đồng cổ đông. Thách thức này đang được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giải quyết khá tốt với quan điểm “biến nguy cơ thành thời cơ”.


Tác động trên mọi mặt trận
Hệ lụy của dịch Covid-19 không chừa bất cứ doanh nghiệp nào, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu mà kể cả những ngành được coi là thiết yếu như dược phẩm, tiêu dùng thực phẩm.
"DN thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đặc biệt ở các ngành phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, châu Âu, Mỹ. Thị trường đầu ra xuất khẩu bị giảm mạnh. Thị trường trong nước cũng gặp khó khăn do tâm lý ngại ra ngoài mua sắm của người dân”, báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư gửi lên Thủ tướng Chính phủ mới đây nêu rõ.
Đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới các doanh nghiệp có trong danh mục đầu tư, SCIC cho biết, ngay doanh nghiệp trong ngành hàng thực phẩm thiết yếu như CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), dự kiến doanh số quý II, III giảm so với kế koạch ban đầu, đến quý IV mới trở lại bình thường. Khả năng năm 2020 lợi nhuận trước thuế giảm khoảng 400 tỷ đồng.
Ở ngành dược phẩm, thông tin từ CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC) cho thấy, các sản phẩm chính có nguồn gốc từ nguyên liệu Trung Quốc có giá trị tương đương khoảng 20 triệu USD/năm trong doanh thu của Công ty, chưa kể nhiều nguyên liệu phụ và tá dược khác được nhập từ Trung Quốc.
Chỉ cần thiếu một thành phần của thuốc thì phải ngưng sản xuất mặt hàng đó. Hiện nay, tỷ lệ nguyên phụ liệu trong đơn vị sản phẩm ngành dược tương đương 70-80% giá thành phẩm. Do vậy, khi nguyên liệu lên giá, tỷ lệ tăng giá là gần như tương đương vào giá thành sản phẩm. Mức độ ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể lên tới hàng chục tỷ đồng/năm với mỗi doanh nghiệp.
Tại CTCP Traphaco, theo ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Công ty, suy giảm sức mua là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Doanh thu tháng 1 và nửa đầu tháng 2 của Traphaco tăng so với cùng kỳ nhưng đã bắt đầu giảm từ cuối tháng 2 và tháng 3. Công ty đã phải chủ động thúc đẩy các mặt hàng phòng dịch để giảm thiểu ảnh hưởng về doanh thu.
Với các doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông đa dạng, đặc biệt nhiều cổ đông tổ chức, để đạt được sự đồng thuận cao trong doanh nghiệp về các kịch bản kinh doanh thay đổi, doanh thu lợi nhuận điều chỉnh, đòi hỏi sự tương tác, trao đổi và kết nối tích cực giữa các cổ đông. Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC nhận xét, đây là vấn đề cần lưu ý trong quản trị doanh nghiệp mùa đại hội đồng cổ đông năm nay.
Đại hội đồng cổ đông 2020 của Traphaco nhận được sự đồng thuận lớn của các cổ đông.
Lấy lợi ích doanh nghiệp làm trọng để nhận được sự đồng thuận lớn
Tại DHG, cổ đông Taisho là một trong các doanh nghiệp dược lớn nhất ở Nhật Bản bắt đầu tham gia vào Công ty  từ năm 2016 và nâng tỷ lệ sở hữu lên mức chi phối vào năm 2019. Với lợi thế về kinh nghiệm trong ngành, Taisho có thể mang lại những đóng góp mang tính nền tảng cho hoạt động sản xuất dược phẩm tại doanh nghiệp, đặc biệt là về các vấn đề kỹ thuật và quản lý sản xuất. Ngoài ra, hệ thống báo cáo của doanh nghiệp cũng chịu sức ép phải cải thiện theo hướng khoa học và đúng chuẩn hơn.
Để có thể hợp tác với cổ đông ngoại, doanh nghiệp phải thay đổi tổng thể về nhiều mặt trong đó bao gồm các thay đổi cơ bản về cơ cấu tổ chức, thể chế và văn hoá làm việc. Quản trị doanh nghiệp tại DHG khi đó còn cần tập trung vào việc quản trị sự thay đổi nhằm đạt được yêu cầu của các bên đối với doanh nghiệp và giúp cho quá trình thích ứng của doanh nghiệp diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Ông Đoàn Đình Duy Khương, Tổng giám đốc điều hành DHG nhận xét, SCIC có kinh nghiệm làm việc lâu năm với các đối tác nước ngoài đã phát huy vai trò phối hợp với các cổ đông nước ngoài trong công tác quản trị doanh nghiệp nhằm hài hoà được lợi ích của cổ đông, của doanh nghiệp, của người lao động và các bên liên quan. SCIC thường cụ thể hoá định hướng quản trị doanh nghiệp và sự trao đổi hợp tác giữa các cổ đông lớn thông qua đàm phán và ký kết thoả thuận cổ đông.
Các quyết định quan trọng của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị đều được đại diện của các bên và Ban Điều hành DHG cùng thảo luận thống nhất để quyết định, việc này giúp các quyết định quản trị quan trọng tại doanh nghiệp luôn thể hiện được sự thống nhất cao giữa các cổ đông lớn, giữa cổ đông và doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả và lợi ích cho các bên.
Cách thức kết nối và trao đổi công việc như vậy đã tạo nền tảng tốt cho DHG  chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với biến động thị trường, có được sự thống nhất, đồng thuận và ủng hộ từ các cổ đông lớn.
“Trước tình hình khó khăn chung của môi trường kinh doanh và nhiều diễn biến bất thường của dịch bệnh, doanh nghiệp mong có được sự chia sẻ, ủng hộ của cổ đông đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm đầu tư, cổ tức, và xây dựng, điều chỉnh kế hoạch theo tình hình thực tế”, lãnh đạo Dược Hậu Giang chia sẻ.
Để cổ đông đồng thuận và ủng hộ các biện pháp “giảm sốc”, có điều kiện duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Traphaco, một trong 3 đại diện vốn của SCIC cho rằng, cần sự chủ động từ doanh nghiệp, tích cực cập nhật đến các cổ đông lớn tình hình hoạt động trong thời điểm này, có thể bằng các cuộc họp trực tuyến với các cổ đông lớn, để đảm bảo các hoạt động của công ty diễn ra thông suốt.
“Traphaco luôn ý thức cần làm tốt công tác IR (quan hệ nhà đầu tư), công ty luôn có những chia sẻ, cập nhật, tham vấn kịp thời với các cổ đông theo đúng quy định. Công ty cũng thấy rằng việc các cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn quan tâm và tham gia định hướng các hoạt động của công ty là quyền lợi và trách nhiệm của các cổ đông”, ông Mã nói và cho biết thêm, cổ đông lớn SCIC thường đóng góp rất quan trọng vào định hướng chiến lược, cũng như cải thiện các hoạt động của công ty theo tiêu chuẩn quản trị hiện đại phù hợp với một công ty đại chúng và theo quy định của pháp luật.
Traphaco cũng đã có những phản ánh kịp thời với SCIC về những thực tế của thị trường, doanh nghiệp, qua đó Tổng Công ty có thể xem xét đóng góp ý kiến cho các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Đề cập đến quan điểm thích ứng với tình hình hiện nay, ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC cho biết, với vai trò là cổ đông năng động, luôn sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp, thông qua hệ thống người đại diện vốn, SCIC đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp rà soát kế hoạch sản xuất kinh doanh trình đại hội cổ đông thông qua trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, lợi ích của cổ đông tại doanh nghiệp. Duy trì ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, linh hoạt về nguyên liệu sản phẩm, tồn kho và chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất.
“Trong bối cảnh hiện nay, những doanh nghiệp có nguồn lực tốt, thương hiệu mạnh sẽ có nhiều cơ hội để thành công. Điều cần thiết là sẵn sàng nắm bắt cơ hội, thay đổi mạnh mẽ về quản trị, để bắt nhịp ngay với thị trường khi tình hình dịch bệnh cải thiện. Chúng tôi đạt được sự thống nhất cao trong hệ thống người đại diện rằng, chúng ta sẽ chọn giải pháp đối mặt với khó khăn và cùng tìm kiếm cơ hội trong khó khăn”, ông Thành chia sẻ về nguyên tắc hoạt động đang tạo ra “trợ lực” không nhỏ cho nhiều doanh nghiệp nằm trong danh mục đầu tư của Tổng công ty.
Tại buổi làm việc ngày 29/4/2020 với SCIC, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá: “Công tác quản trị doanh nghiệp của SCIC đã được tăng cường, tập trung, cơ cấu lại để nâng cao hiệu quả hoạt động tại DN. Tuy nhiên, cần xây dựng để SCIC là nhà đầu tư chuyên nghiệp của Chính phủ. SCIC cần phải góp phần chủ đạo vào nền kinh tế của đất nước, đầu tư vào lĩnh vực có tính chiến lược nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nền kinh tế, bảo đảm vị thế cạnh tranh quốc gia trong tương lai”.
Theo. ĐTCK

Đủ kiểu trốn thuế xuất khẩu

Đủ kiểu trốn thuế xuất khẩu. Không chỉ nhập lậu trốn thuế, giả mạo xuất xứ, trong tháng cuối năm, liên tục nhiều vụ xuất lậu gỗ, nhôm phế liệu trốn thuế hàng chục tỉ đồng đã bị hải quan phát hiện, bắt giữ.Khai thuế 0%, thực chất 25%
Cần khởi tố một số vụ việc nhằm răn đe. Song quan trọng nhất là cơ quan chức năng tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát nhanh nhất, cụ thể có thể lắp đặt các máy quét, máy chiếu hàng hóa mà không cần phải khui container đảm bảo giải phóng hàng hóa thông quan cho DN nhanh mà không bị lợi dụng.
Luật sư Trần Xoa
Chỉ trong 1 tuần giữa tháng 12, hơn 140 container gỗ xuất khẩu gian lận thuế với số tiền lớn đã bị Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TP.HCM phát hiện, ngăn chặn.

Vụ đầu tiên là Công ty TNHH thương mại Sài Gòn Á Châu (Bình Phước), mở 14 tờ khai và làm thủ tục xuất khẩu 25 container gỗ tại Chi cục Hải quan Chơn Thành - Cục Hải quan Bình Phước, hàng xuất qua cảng Cát Lái đi Trung Quốc. Theo khai báo của doanh nghiệp (DN), hàng hóa xuất khẩu là “ván lạng sản xuất từ gỗ cao su”, có mức thuế suất thuế xuất khẩu 10%. Tuy nhiên, do nghi vấn, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã cho dừng thông quan, đưa hàng qua khu vực giám sát. Kết quả kiểm tra thực tế ngày 10.12 với sự chứng kiến của đại diện cơ quan chức năng cho thấy, toàn bộ 25 container hàng là gỗ xẻ, thuế suất thuế xuất khẩu 25%. Số tiền DN trốn thuế là gần 3 tỉ đồng.
Kế đó, từ ngày 16.12, cũng tại cảng Cát Lái, lực lượng hải quan và các cơ quan chức năng phối hợp mở 111 container “viên nén mùn cưa” thuế suất xuất khẩu 0% xuất sang Trung Quốc của Công ty TNHH chế biến gỗ Chí Lâm (Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng, Bình Dương). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra trực tiếp nhiều ngày cho thấy, 111 container hàng này là gỗ xẻ như lô hàng trên, thuế suất xuất khẩu 25%. Theo một cán bộ hải quan tại cảng, mẫu lô hàng đang được giám định, thực trốn thuế của DN có thể hàng chục tỉ đồng.
Trước đó, trong tháng 11, cũng tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, lô hàng 4 container của Công ty TNHH TM DV XNK Lâm An (Q.1, TPHCM) đứng tên mở tờ khai hải quan xuất đi Hàn Quốc, khai là ống thép tròn mạ kẽm, thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Phát hiện có dấu hiệu nghi vấn, hải quan TP.HCM bí mật theo dõi và chuyển luồng kiểm tra trực tiếp, kết quả toàn bộ 4 container là vỏ nhôm phế liệu, có thuế suất thuế xuất khẩu 22%. Lô hàng gian lận thuế xuất khẩu hơn 620 triệu đồng. Vụ việc đã được Cục Hải quan TP.HCM ra quyết định khởi tố để điều tra mở rộng.
Trước đó, trong tháng 4, tại cảng Cát Lái, một DN ở H.Bình Chánh (TP.HCM) xuất khẩu hàng chục tấn phế liệu đồng đi Hàn Quốc, nhưng khai 25 tấn phôi phế liệu dạng vụn để trốn thuế hơn 60 triệu đồng. Hoặc trong tháng 8, lô hàng xuất khẩu 5 container của Công ty TNHH XNK và PT Đức Minh, khai đất nung mới thuế suất thuế xuất khẩu 0%, nhưng qua khám xét và trưng cầu giám định là nhôm phế liệu thuế suất thuế xuất khẩu 25%...

Bí mật điều tra, thu thập chứng cứ

Ông Trần Việt Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, cho biết việc tăng “siết” buôn lậu gian lận thương mại là công tác trọng tâm trong thời gian qua, đặc biệt những tháng cuối năm.
Ông Việt Thắng nói: “Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tăng cường thu thập thông tin các đối tượng có dấu hiệu nghi ngờ gian lận trong xuất nhập khẩu. Song song việc khởi tố điều tra các vụ xuất lậu trốn thuế, trong tháng 12, chúng tôi cũng đã khởi tố 3 vụ buôn lậu. Đó là nhập khẩu trốn thuế, gian lận xuất xứ hàng thời trang Trung Quốc ghi xuất xứ VN và Hàn Quốc hay nhập hàng máy móc cũ lại khai hàng máy mới 100%...”.
Theo ông Đinh Ngọc Thắng - Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, các trường hợp nghi vấn đều phải có cơ sở trên phương pháp phân tích nghiệp vụ, không thể tiết lộ công khai. Mặt khác, phút cuối, nếu chỉ nghi ngờ không có cơ sở, có thể cho cán bộ trinh sát bí mật điều tra nhà xưởng, công ty ngay trong đêm để ra quyết định dừng thông quan. Bởi nếu làm không chắc chắn, DN có thể phản ứng vì khiến lô hàng bị trễ tàu, không giao kịp cho khách hàng. Thế nên, quyết định chuyển luồng không đơn giản chỉ vì nghi ngờ...
Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, đánh giá tình trạng kê khai mặt hàng không giống với hàng hóa xuất khẩu để hưởng thuế xuất thấp khá phổ biến, nhưng thực tế cơ quan chức năng bắt được vụ nào thì biết vụ đó.
“Việc phân luồng kiểm tra thông quan khác nhau tạo điều kiện cho DN xuất hàng hóa đi nhanh nhưng cũng có một số DN lợi dụng điều này để giảm số thuế phải nộp. Hành vi khai mã số thuế, thuế suất hàng hóa thấp khi bị phát hiện sẽ phải tính lại để truy thu và phạt, với số thuế từ 100 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, thực tế ít vụ bị khởi tố. Vì vậy, tình trạng gian lận để trốn thuếvẫn còn rất nhiều”, luật sư Xoa nói.
Nguyên Nga - Thanh Xuân

Tổng cục Hải quan triển khai chiến dịch cao điểm chống gian lận xuất xứ

Tổng cục Hải quan triển khai chiến dịch cao điểm chống gian lận xuất xứĐó là một trong những nội dung vừa được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai theo Chỉ thị 7988 của đơn vị ban hành.

Cụ thể, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai chiến dịch cao điểm về phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chuyển tải bất hợp pháp đến hết năm 2020.
Theo đó, các đơn vị phải kiểm soát chặt chẽ tại khâu thông quan, tập trung lực lượng kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, điều tra, xác minh làm rõ các hành vi vi phạm. Đặc biệt lưu ý đối với các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam tăng đột biến sang Mỹ, hàng hóa nhập khẩu có thuế suất cao, kim ngạch nhập khẩu lớn, tần suất nhập khẩu nhiều và những mặt hàng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
“Thực hiện thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp có rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng, hàng hóa bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp để áp dụng các biện pháp đấu tranh, điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm”, nội dung của chỉ thị nêu rõ.
Theo Tổng cục Hải quan, tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp. Một số quốc gia có những thay đổi lớn về chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ mậu dịch và tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như: Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ... với mức thuế rất cao nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước.
Trong khi đó, Việt Nam đã tham gia ký kết, đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào các thị trường đối tác sẽ được áp dụng ưu đãi thuế quan theo đúng cam kết nếu đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định. Đặc biệt cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam.
Một số vụ vi phạm chẳng hạn như trường hợp Công ty TNHH Thịnh Hòa khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu là quần áo các loại, xuất xứ Trung Quốc nhưng thực tế kiểm tra trên hàng hóa ghi xuất xứ Việt Nam, Hàn Quốc; vụ Công ty TNHH sản xuất thương mại Sa Huỳnh nhập khẩu lò nướng thủy tinh nguyên chiếc, xuất xứ Trung Quốc nhưng trên sản phẩm in nhãn hiệu Asanzo có cả phiếu bảo hành in sẵn bằng tiếng Việt…
Cơ quan hải quan lưu ý các phương thức, thủ đoạn như: Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí xuất xứ, chỉ thực hiện công đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản nhưng khai xuất xứ Việt Nam trên tờ khai xuất khẩu và trên bao bì, sản phẩm in dòng chữ “Made in Vietnam”. Hoặc trộn lẫn hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu với hàng hóa được sản xuất trong nước để xuất khẩu nhưng trên bao bì hàng hóa ghi xuất xứ Việt Nam... Một số mặt hàng cần đặc biệt chú ý: Gỗ dán, gỗ ván ép,xe đạp, xe đạp điện, nồi cơm điện, đồ gia dụng, giày thể thao, quần áo...
Với các trường hợp vi phạm, quan điểm của cơ quan hải quan là bắt giữ và xử lý nghiêm.

Cá nhân có được nhập khẩu hàng về kinh doanh không

Cá nhân có được nhập khẩu hàng về kinh doanh không. Sau đây là tham khảo thông tin từ cục hải quan Đồng Nai.
1 Về chính sách mặt hàng và thủ tục hải quan
Các hàng hóa  không thuộc trường hợp cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày  của Chính phủ nên có thể nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác.

Hồ sơ thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại điều 16 và điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 và khoản 7 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính.

1.2. Về chính sách thuế
Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tên khoa học, hình ảnh (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
- Căn cứ Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, mặt hàng của công ty có thể tham khảo mã HS: 0910.20.00Nghệ tây;
- Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào mã HS của hàng hoá thực tế nhấp khẩu, công ty tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 và tra cứu thuế suất thuế GTGT tại Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014.
2. Vướng mắc 3
Căn cứ điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 5. Người khai hải quan
Người khai hải quan gồm:
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan”.
Theo quy định trên, cá nhân là Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là người khai hải quan được phép làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên, hiện nay thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử. Do đó, để thực hiện thủ tục hải quan thì người khai hải quan phải có chữ ký số và mã số thuế. Trường hợp có nhân có chữ ký số và mã số thuế thuế thì có thể trực tiếp làm thủ tục hải quan. Trường hợp không có chữ ký số và mã số thuế thì phải ủy thác cho đơn vị có đủ điều kiện để thực hiện thủ tục hải quan.

Lo ngại buôn lậu, sẽ giám sát chặt hàng hóa là hành lý, quà biếu, quà tặng từ nước ngoài

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 2922/VPCP-V.I truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia 389 với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Y tế, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý hàng hóa là hành lý, quà biếu, quà tăng từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý các giải pháp do Bộ Tài chính đề xuất tại Công văn số 1502/BTC-TCHQ ngày 05/2/2018 về việc tăng cường quản lý hàng hóa là hành lý, quà biếu, quà tặng từ nước ngoài vào Việt Nam.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa là hành lý, quà biếu, quà tặng từ nước ngoài vào Việt Nam; Khẩn trương xây dựng phần mềm quản lý số lần miễn thuế theo định mức để quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa là hành lý, quà biếu, quà tặng từ nước ngoài vào Việt Nam và quy định về cấp phép cho người nhập cảnh, người nhận quà biếu, quà tặng thuộc đối tượng cấp phép theo lĩnh vực quản lý của bộ để cơ quan Hải quan thực hiện thống nhất; Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các hoạt động kinh doanh hàng hóa gắn mác "xách tay", xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác lập các chuyên án để đấu tranh, triệt phá các đường dây lợi dụng chính sách đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng để buôn lậu hàng hóa tại các cửa khẩu sân bay quốc tế.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, mới đây Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất  đã ra thông báo tạm ngừng nhận thông quan hàng hóa đối với tất cả các đơn vị đang đi hàng phi mậu dịch bắt đầu từ ngày 10/04/2018.
Theo quy định, trừ các loại hàng hóa nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, quà biếu, tặng có thể thuộc đủ loại mặt hàng. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách thông thoáng, nhiều đối tượng đã nhập hàng cấm dưới vỏ bọc này. Trên thực tế, đã có những trường hợp hàng tuồn về Việt Nam núp trong các vỏ bọc là các loại bánh kẹo, mỹ phẩm, quần áo... dưới danh nghĩa là quà biếu, quà tặng nhưng thực chất chủ yếu là thuốc lắc, ma túy các loại.
Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết đây là những mặt hàng có lợi nhuận cao nên các đối tượng bất chấp quy định của pháp luật tìm cách nhập về Việt Nam để tiêu thụ. Bên cạnh đó, ma túy, thuốc lắc... là nhóm mặt hàng nhỏ, dễ cất giấu, vận chuyển... nên cũng được các đối tượng chọn để thực hiện trong thời điểm hiện nay dưới danh nghĩa quà biếu, quà tặng.
Thống kê của cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho thấy, chỉ trong 2 tháng cuối năm 2017, lực lượng chức năng của đơn vị này đã phát hiện và bắt giữ 5 vụ liên quan tới hàng là quà biếu chứa ma túy, thuốc lắc và cocaine với số lượng gần 2kg. Năm 2017, các đội hải quan đã phát hiện và bắt giữ 25 vụ thu giữ 1,6kg heroin, gần 1,8kg cocaine, 554g Methamphetamine, gần 4kg thuốc lắc và 30kg cần sa.
Năm 2017, Công an TP. Hồ Chí Minh cũng phá 1.407 vụ án ma túy, bắt 3.160 tên, thu giữ 8,586kg heroin; 330,747kg và 39.844 viên ma túy tổng hợp; 21,483kg cần sa; 60kg cỏ Mỹ; 2,393kg cocaine; 1,127kg thuốc phiện.
PV.

Được xách tay tối đa bao nhiêu chiếc điện thoại iPhone về Việt Nam?

Được xách tay tối đa bao nhiêu chiếc điện thoại iPhone về Việt Nam?. Khi nhập cảnh về Việt Nam thì hành lý được miễn thuế theo quy định như trên. Nếu trị giá, số lượng của hành lý vượt quá quy định thì phải khai báo và nộp thuế theo quy định.
Gia đình tôi có người thân từ Mỹ về, muốn mua điện thoại iPhone về tặng anh, em trong gia đình. Tôi được biết, theo quy định một chiếc điện thoại nhập về thì được miễn thuế. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý nộp thuế cho chiếc điện thoại thứ hai. Nhưng tôi muốn biết, mỗi người có thể mang tối đa bao nhiêu chiếc điện thoại? Nếu số lượng nhiều có phải xin giấy phép và coi là kinh doanh không?


Mặt hàng “Điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác” không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT về thiết bị phải có giấy phép nhập khẩu nếu là hàng hoá ký gửi cùng hay không cùng chuyến của hành khách xuất nhập cảnh… dùng cho mục đích cá nhân.
Tuy nhiên, trường hợp nhập khẩu với số lượng nhiều, nhằm mục đích kinh doanh phải có Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông theo Phụ lục 1 - Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT ngày 17/11/2014.

Về chính sách thuế

Căn cứ Mục 5 Phụ lục về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế được đính kèm tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1/7/2002 của Chính phủ quy định các vật phẩm khác ngoài danh mục 1,2,3,4 Phụ lục này (không nằm trong Danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) với định mức tổng giá trị không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng Việt Nam.
Đối với các trường hợp vượt tiêu chuẩn được miễn thì phần vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 5.a.2.2 Điều 103 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính như sau:
“Điều 103. Các trường hợp miễn thuế
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định mức miễn thuế theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất nhập cảnh:
… a.2) Đối với người nhập cảnh:
a.2.1) Định mức miễn thuế được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế;
a.2.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phần vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 100.000 đồng thì được miễn thuế đối với cả phần vượt. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm”.
Nếu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế, bạn tham khảo thêm thuế nhập khẩu quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đính kèm Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính và thuế GTGT với thuế suất 10% được quy định tại Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính.
Trong trường hợp cụ thể, đề nghị bạn chủ động liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn chi tiết.

Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo đời sống và pháp lý